Bài viết xem nhiều

Bạn đã xem

Cách xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Nhật Bản chính xác nhất

Phạm Thu Hiền | 13/11/2023

So với các quốc gia khác, Nhật Bản có cách thức ghi Ngày sản xuấtHạn sử dụng khá đặc biệt. Hầu hết mỹ phẩm Nhật Bản đều không ghi hai thông tin về NSX và HSD trên bao bì. Điều này phần nào gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc xác định HSD, cũng như dễ gây hiểu lầm đây là hàng nhái kém chất lượng. 

Vậy làm cách nào để xem hạn sử dụng của mỹ phẩm Nhật Bản một cách chính xác nhất? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

Quy luật chung về cách ghi HSD mỹ phẩm Nhật 

Khác với mỹ phẩm Pháp hay Hàn Quốc đều ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì thì mỹ phẩm Nhật gần như không có. Một số hãng mỹ phẩm vẫn in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì để người dùng nắm được. Số đông hãng mỹ phẩm còn lại sử dụng mã số lô sản xuất để biểu thị hạn sử dụng.

Trên thực tế, Hàng Nhật nội địa có quy luật ghi HSD khá phức tạp có thể phân loại như sau: 

- Hầu hết các sản phẩm thực phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng, sữa Nhật Bản đều có ghi rõ hạn sử dụng theo năm/tháng/ngày theo cách thông thường nên dễ lựa chọn và không vấn đề gì cần đề cập.

- Các sản phẩm thuộc dòng mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm hàng Nhật nội địa hầu như không có hạn sử dụng bằng ngày tháng rõ ràng trên bao bì mà thể hiện thông qua mã code hay các cụm từ chứa thông tin liên quan. Vì vậy việc đọc hiểu được các thông tin đó là rất quan trọng trong việc giúp bạn dễ dàng biết được hạn sử dụng của sản phẩm. 

Thông thường, hạn sử dụng của mỹ phẩm Nhật Bản là 3 năm. Điều này đã trở thành nhận thức chung trong suy nghĩ của người tiêu dùng ở Nhật. Nếu một sản phẩm nào đó gặp vấn đề ngoài thị trường như bán chậm sẽ được xếp vào dạng sản phẩm tiêu thụ kém. Nhà sản xuất sẽ thu hồi toàn bộ sản phẩm sau 2 năm để thay bằng sản phẩm mới.  

Tính tự giác, tự kiểm soát của người Nhật Nhật cùng với sự nghiêm túc, kinh doanh có đạo đức của các nhà sản xuất sẽ không để cho những sản phẩm gần hết hạn được bán ra trên thị trường. Tuy mỹ phẩm Nhật không ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng nhưng chị em phụ nữ có thể yên tâm sử dụng. Để cẩn thận hơn, cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản là dựa theo mã số sản xuất ghi chú trên sản phẩm. Người dùng có thể dùng mã số này kiểm tra ngày sản xuất tương ứng trên trang web của hãng.

 

Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản chính xác nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản:

1. Dựa vào mẫu sản phẩm

Cách đơn giản nhất tính hạn sử dụng là nhìn từ mẫu mã sản phẩm. Mỹ phẩm Nhật Bản có ưu điểm thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm. Việc cải tiến bao bì nhằm cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa đặc điểm đó, người dùng dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm. 

Quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật thường có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất. Nếu bạn đang sở hữu mẫu bao bì mới nhất có thể yên tâm dùng tốt trong vòng 3 năm tới.

Ví dụ: Sản phẩm Kem CC trên đã thay đổi mẫu mã 3 lần từ năm 2009 - 2014

 

2. Dựa vào các ký hiệu in trên bao bì

2.1: Xem Hạn sử dụng sau khi mở nắp của mỹ phẩm

Một số hãng mỹ phẩm có hạn sử dụng sau khi mở nắp thay thế cho hạn sử dụng thông thường. Khi mở nắp bạn sẽ thấy ký hiệu số đi liền với chữ cái “M” (VD: 6M, 12M, 18M… M=month: tháng). 

Kí hiệu được hiểu như sau: Tính từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng… Mỗi loại mỹ phẩm sẽ có tháng sử dụng khác nhau, không nên sử dụng quá thời hạn trên. Người dùng cần lưu ý kiểm tra bao bì sản phẩm ngay khi mở nắp sử dụng.

 

Sản phẩm này có thời hạn sử dụng là 12 tháng sau khi mở nắp

2.2: Xem hạn sử dụng thông qua batch code

- Chuỗi ký tự tháng theo chữ cái, năm được rút gọn

Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự. Trong đó có 1 - 2 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), 1 – 2 số sau biểu thị ngày.

Ví dụ: Trên sản phẩm Hada Labo ghi kí tự 8E15 được hiểu là: Sản xuất năm 2018 – Tháng 5 (Chữ E trong bảng chữ cái đứng thứ 5, tương ứng tháng 5) – Ngày 15. Hạn sử dụng của sản phẩm 3 năm tính từ ngày 15/08/2018.

- Chuỗi ký tự năm được rút gọn, ngày theo lịch Julius

Số đầu tiên của chuỗi là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian. Lịch Julius có hai loại năm: một năm bình thường 365 ngày và một năm nhuận 366 ngày. Để kiểm tra được ngày Julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể tìm một số trang web chuyển sang lịch hiện đại.

Ví dụ: Sản phẩm có chuỗi 8279 được hiểu là: Năm sản xuất 2018, ngày 279 của lịch Julius quy đổi nhanh tầm tháng 10. Hạn sử dụng sản phẩm 3 năm tính từ tháng 10 năm 2018.

- Chuỗi ký tự năm theo chữ cái, tháng bằng chữ hoặc số

Quy ước Năm: A B C D E … lần lượt tương ứng 0, 1, 2, 3, 4…

Quy ước Tháng: A B C D E… lần lượt tương ứng 1, 2, 3, 4, 5…

Quy ước Ngày: A B C D E… lần lượt tương ứng 0, 1, 2, 3, 4…

Ví dụ: Ngày sản xuất là SKC được hiểu là 2/11/2018. Trong đó S quy đổi là 18, K quy đổi là 11, C quy đổi là 2. Hạn sử dụng sẽ tính thêm 3 năm kể từ ngày sản xuất.

- Chuỗi ký tự tháng và ngày bằng 1 chữ và 1 số, năm rút gọn 1 số

Ngày theo quy ước: A B C D E… lần lượt tương ứng 0, 1, 2, 3, 4… Ví dụ: GC972B1 sẽ tương ứng ngày sản xuất 29/2/2017. Ta quy đổi C9 là 29, 7 là rút gọn của năm 2017, 2 là biểu thị thánh 2. Hạn sử dụng được tính cộng thêm 3 năm kể từ ngày sản xuất.

3. Tra cứu Hạn sử dụng tại trang website: https://checkexp.com/

Trang website cho phép tra cứu HSD hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm Nhật Bản.

Thảo luận về chủ đề này
0941 641 061
Danh mục
Danh sách so sánh

Giỏ hàng